Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Trẻ sơ sinh nghẹt mũi, khò khè phải làm sao? Làm sao cho bé hết nghẹt mũi khi ngủ?…
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là chuyện không thể tránh khỏi khi chăm sóc bé. Bé nhà Tuyền cũng thường xuyên bị nghẹt mũi, hầu như tháng nào cũng bị 1 vài lần. Mỗi lần như vậy là bé ăn không ngon ngủ không yên làm mình cũng khổ sở theo…
Đến bây giờ thì bé nhà Tuyền rất ít bị nghẹt mũi và mỗi khi nghẹt mũi cũng chỉ vài ngày là hết. Bạn có muốn biết bí quyết của Tuyền không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ
Trước khi muốn tìm cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà thì cha mẹ nên xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ em bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ. Để có biện pháp chữa trị cũng như cách phòng ngừa nghẹt mũi, sổ mũi tốt hơn. Tuyền sẽ chia sẻ một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay bị nghẹt mũi:
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi – Do thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sổ mũi. Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên mỗi khi thời tiết giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Thậm chí những lúc gần sáng, khi nhiệt độ giảm cũng khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ.
Lúc này mẹ nên tìm cách giữ ấm cơ thể bé bằng việc cho bé mang tất chân hoặc mặc thêm áo. Cho một ít dầu gió hoặc tinh dầu tràm vào khăn quàng cổ mỏng trước khi đi ngủ cho bé dễ thở hơn. Ngoài ra, mẹ nên thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân cho bé khi thời tiết se lạnh.
Các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ
Những bệnh lý thông thường về đường hô hấp như: Ho, cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản… Cũng khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm, nhất là trẻ sơ sinh và bé dưới 3 tuổi.
Tùy theo tình trạng bệnh lý của bé mà ba mẹ có thể sử dụng mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Hoặc đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và đưa ra cách điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua những loại thuốc kháng sinh ở nhà thuốc về sử dụng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi – Sức đề kháng kém
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên việc giữ bé ở trạng thái sức khoẻ tốt nhất không phải là chuyện đơn giản. Do sức đề kháng yếu nên bé thường mắc phải những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cũng như khi thời tiết giao mùa hoặc khi bé ở trong môi trường không tốt cũng khiến bé bị ngạt mũi.
Vì vậy đối với trẻ sơ sinh cần cho trẻ bú mẹ ít nhất 6-12 tháng đầu đời. Khi trẻ lớn hơn cần bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đưa bé đến trạm ý tế để tiêm phòng theo đúng lịch trình.
Nước nhầy bào thai chưa được hút sạch
Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có thể do nước nhầy bào thai còn tồn đọng trong hệ hô hấp. Nước nhầy bào thai chưa được hút sạch cũng không quá nghiêm trọng. Nó có thể tự đào thải ra ngoài sau một thời gian.
Ngoài ra mẹ có thể hút nước nhầy bằng những dụng cụ chuyên dùng để làm sạch đường hô hấp cho bé. Hoặc bạn có thể đưa bé đến bác sĩ nhi để bác sĩ vệ sinh khoang mũi, miệng cho bé tốt hơn.
Cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà bằng dân gian
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian được nhiều ba mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Ưu điểm của những mẹo dân gian là không dùng thuốc, tăng sức đề kháng tự nhiên, ít tốn kém…
Đọc thêm:
- 9 cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng dân gian tại nhà
- Cách trị ho bằng lá húng chanh cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh – Nhỏ sữa mẹ vào mũi bé
Ngày xưa lúc mới sinh, mẹ thường nhỏ sữa mẹ vào mũi mỗi khi mình bị nghẹt mũi. Sau này nghe mẹ kể mình cũng ngờ ngợ, lên mạng tìm hiểu thêm… Thì được biết cách này cũng được bác sĩ Tanya Altmann – Chuyên gia Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng.
Vì sữa mẹ có thể làm loãng dịch nhầy bên trong mũi nhanh chóng. Khi nhỏ mũi xong, bạn hãy cho bé nằm sấp để dịch nhầy có thể chảy ra ngoài. Nếu chất nhầy nhiều hoặc cứng bạn có thể dùng thêm tăm bông hoặc dụng cụ để lấy ra.
Cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà – Dùng bóng hút mũi
Bé sơ sinh bị nghẹt mũi không thể tự đẩy dịch nhầy hoặc đờm ra ngoài. Nên các mẹ thường sử dụng bóng hút mũi giúp bé thông mũi:
- Các mẹ nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để làm loãng dịch nhầy và tạo độ ẩm.
- Dùng bóng hút mũi, hút từng lỗ mũi cho bé. Sau khi hút xong các mẹ lau khô bên trong mũi cho bé bằng tăm bông. Lau sạch bên ngoài mũi và xung quanh bằng khăn mềm.
- Làm sạch dụng cụ hút mũi bằng nước ấm và phơi khô
Lưu ý:
Trước khi dùng bóng hút mũi cho bé, mẹ nên vệ sinh tay cũng như khử khuẩn dụng cụ hút mũi để tránh vi khuẩn xâm nhập sâu vào mũi bé.
Không nên hút mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày cũng không nên đưa dụng cụ vào quá sâu trong mũi vì sẽ dễ tổn thương niêm mạc mũi.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian – Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý giúp nhanh chóng làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong hốc mũi. Đồng thời nước muối sẽ làm sạch mũi và đẩy dịch nhầy ra ngoài. Vì vậy cha mẹ thường dùng nước muối sinh lý mỗi khi con trẻ bị nghẹt mũi.
Lưu ý ba mẹ không nên tự làm nước muối để rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Dù nước muối có được đun sôi thì nó vẫn có nhiều tạp chất. Tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ – Massage cho bé
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian như massage giúp lưu thông đường thở; giảm nghẹt mũi và giảm ứ đọng đờm ở cổ họng cho bé một cách nhanh chóng.
Mẹ hãy dùng ngón tay cái và ngón trỏ đặt 2 bên chân mày của trẻ. Sau đó từ từ vuốt xuôi xuống theo chiều dọc 2 bên sống mũi, lặp lại động tác này nhiều lần.
Nếu trẻ hơi lớn, khi nghẹt mũi đôi lúc trẻ phải thở bằng miệng. Các mẹ hãy massage nhẹ nhàng phần lưng và ngực của bé; theo chuyển động tròn đều từ trong ra ngoài để giúp bé dễ thở hơn.
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian bằng tinh dầu cũng được nhiều bà mẹ trẻ áp dụng. Tinh dầu tràm, khuynh diệp hay bạc hà chứa nhiều thành phần làm giãn nở mạch máu ở xoang mũi tăng lưu thông không khí. Ngoài ra trong các loại tinh dầu chứa nhiều chất kháng khuẩn và các loại virus gây bệnh đường hô hấp.
Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng dầu tràm rất đơn giản. Mẹ sử dụng 1-2 giọt tinh dầu tràm trà nhỏ vào đèn xông trước khi bé đi ngủ. Hoặc có thể giữ ấm bàn chân cho trẻ bằng cách thoa một ít tinh dầu tràm vào lòng bàn chân. Sau đó mang tất chân cho bé để hạn chế tình trạng nghẹt mũi khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm và xông hơi
Mẹo dân gian trị nghẹt mũi cho trẻ bằng nước ấm cũng được nhiều mẹ áp dụng. Vì nước ấm làm giãn nở các mao mạch bên trong mũi. Giúp không khí được lưu thông dễ dàng hơn qua đường hô hấp. Ngoài ra hơi nước còn có thể làm loãng đờm ở cổ họng và dịch nhầy ở mũi và đẩy chúng ra ngoài dễ hơn.
Bạn có thể xông hơi cho trẻ hoặc kết hợp dùng nước ấm để tắm. Hoặc bạn dùng nước ấm để ngâm chân cho bé hay chườm gạc ấm lên vùng mũi của trẻ. Những cách đơn giản trên sẽ giúp bé dễ chịu hơn; giảm đờm trong mũi và miệng, giúp bé dễ thở hơn và ngủ ngon hơn.
Ngoài ra bạn hãy cho trẻ uống nước ấm, súp, canh gà… Nhiều nghiên cứu đã khẳng định nước ấm có thể giảm chất nhầy trong mũi và cổ họng. Ngoài ra súp gà hay canh gà ấm có thể làm giảm triệu chứng cảm lạnh, mệt mũi và nghẹt mũi ở trẻ.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ – Chỉnh tư thế ngủ
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi trên 6 tháng tuổi bạn có thể áp dụng mèo đơn giản này để giảm nghẹt mũi cho trẻ. Mẹ bỉm hãy lót thêm 1 chiếc khăn hoặc 1 chiếc gối nhỏ trên đầu trẻ giúp nâng cao hơn phần đầu.
Khi phần đầu được nâng cao, chất nhầy sẽ giảm ứ đọng trong khoang mũi và miệng. Tạo cảm giác thoải mái cho bé khi thở, giúp bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Để mẹo này đạt hiệu quả cao hơn, các mẹ có thể dùng tay day day nhẹ cánh mũi. Việc này cũng giúp hệ hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ
Trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi
Trong tỏi chứa nhiều chất kháng khuẩn nên có thể ức chế nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp. Cải thiện nhanh tình trạng nghẹt mũi ở trẻ, các thực hiện như sau:
- Tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch rồi giã nát
- Vắt lấy nước cốt tỏi rồi trộn với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1
- Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và lau khô
- Lấy tâm bông thấm hỗn hợp tỏi và dầu vừng thoa vào mũi. Hoặc bạn dùng bông gòn thấm hỗn hợp và nhét vào mũi khoảng 15 phút sẽ hiệu quả hơn.
Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ bỉm có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị nghẹt mũi dưới đây:
Gừng và mật ong: Gừng và mật ong thường có trong ngăn bếp mỗi gia đình, nên nhiều mẹ trẻ thường áp dụng cách này để trị nghẹt mũi cho trẻ. Đầu tiên bạn lấy gừng tươi rửa sạch rồi thái lát mỏng. Tiếp theo giã nát gừng rồi trộn thêm 1 chút mật ong và một chút nước ấm. Cho trẻ uống 1 muỗng cà phê hỗn hợp trên mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả.
Chườm nước nóng lên tai: Mẹ trẻ hãy lấy 1 cái khăn mỏng rồi thấm nước nóng chườm lên 2 bên tai của trẻ khoảng 10 phút sẽ giảm nghẹt mũi đáng kể. Vì các dây thần kinh ở tai có tác dụng điều tiết lượng máu ở mũi. Khi các dây thần kinh này giãn nở sẽ giúp mũi thông thoáng hơn.
Tắm cho bé bằng tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà chứa thành phần menthol giúp trẻ dễ thở hơn và cải thiện chứng nghẹt mũi. Mẹ bỉm hãy nhỏ 2-3 giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm để tắm cho bé. Ngoài giảm nghẹt mũi, mẹo này còn giúp trẻ phòng tránh được bệnh mề đay, mẩn đỏ, ngứa da…
Cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà bằng tinh dầu húng chanh
Tinh dầu húng chanh có chứa nhiều chất kháng khuẩn và ức chế một số loại virus trong hệ hô hấp. Khi kết hợp tinh dầu húng chanh với một số thành phần khác sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Các loại tinh dầu húng chanh Minion Gold hay Dr Baby có hiệu quả vượt trội; trong việc trị ho tiêu đờm, cảm cúm, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên bạn nên sử dụng tinh dầu húng chanh cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi trở lên.
Mẹ bỉm chỉ việc pha tinh dầu húng chanh vào nước ấm hoặc sữa cho bé uống. Những tình trạng như nghẹt mũi, cảm cúm, viêm họng sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra nếu thời tiết thay đổi bạn cũng có thể cho bé uống tinh dầu húng chanh; để tăng sức đề kháng, ngừa nghẹt mũi hiệu quả.
Xem thêm:
Bật mí cho bạn là bé nhà Tuyền rất ít khi bị nghẹt mũi là do sử dụng tinh dầu húng chanh này đấy. Mỗi khi bé có những dấu hiệu hắt hơi, cảm cúm hoặc khi thời tiết thay đổi là Tuyền thường cho bé uống tinh dầu húng chanh để ngừa bệnh.
Lưu ý khi dùng mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng thường gặp ở bất cứ trẻ nào. Chúng thường không gây nhiều tác hại cũng như có thể dùng mẹo dân gian để điều trị tại nhà. Tuy nhiên ba mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên quá lạm dụng 1 mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh vì có thể gây phản tác dụng. Bạn nên kết hợp nhiều cách hoặc sử dụng luân phiên những cách trên.
- Không nên cho trẻ uống những bài thuốc thảo dược từ thiên nhiên trị nghẹt mũi. Những bài thuốc này có thể hiệu quả với người lớn nhưng hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu. Nhất là ở trẻ sơ sinh, nếu uống vào có thể bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hoá.
- Nếu tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh kéo dài hơn 2 tuần mà không thấy giảm. Thì tốt nhất là đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám kịp thời.
- Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và kèm thêm một số triệu chứng bất thường khác như: Thở khò khè, phát ban, sốt cao, chất nhầy ở mũi và miệng chuyển màu vàng hoặc xanh đặc, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy… Thì hãy mau chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
- Tuyệt đối không dùng miệng hút đờm trong mũi của trẻ. Vì vi khuẩn từ miệng của bạn có thể di chuyển qua mũi khiến tình trạng trầm trọng hơn.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn vì nước có thể làm chất nhầy ở mũi loãng bớt và giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên không nên ép trẻ uống thật nhiều nước nếu trẻ đang no hoặc không muốn uống. Chỉ cần cho trẻ uống từng ngụm nhỏ chia đều cách nhau khoảng vài tiếng.
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Tuy nghẹt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng nếu bạn áp dụng những cách phòng ngừa nghẹt dưới đây. Khả năng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sẽ thấp hơn và tình trạng nghẹt mũi cũng nhẹ hơn:
- Đối với trẻ sơ sinh, mẹ bỉm cần đảm bảo cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và phòng ngừa được nhiều bệnh.
- Giữ ấm cơ thể cho bé, đảm bảo quần áo sạch sẽ cho trẻ; thường xuyên vệ sinh nơi ở, đồ chơi và những đồ vật tiếp xúc với trẻ
- Không để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây hại như: Khói thuốc, hoá chất, bụi bẩn… Cũng như không cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh cảm lạnh, cảm cúm, sổ mũi…
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và sắt, các loại rau củ quả…
- Khi thời tiết giao mùa, nên tắm cho trẻ bằng nước ấm pha với tinh dầu tràm trà. Buổi tối trước khi đi ngủ thoa tinh dầu tràm trà vào lòng bàn chân và cho trẻ mang tất chân khi thời tiết lạnh.
Tạm kết
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Tichgop hy vọng những mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh trên đã giúp cho bạn trong quá trình chăm sóc con em mình. Tuyền ưu tiên áp dụng những cách trên vì dễ thực hiện tại nhà và an toàn cho bé.
Nói vậy chứ Tuyền cũng không thường xuyên áp dụng những cách trên đâu. Vì bé nhà mình giờ khoẻ lắm, ít khi nào bị nghẹt mũi. Mỗi lần cảm thấy bé không khỏe là cứ phòng ngừa nghẹt mũi bằng tinh dầu húng chanh cho chắc.
Mẹ nào có bí quyết hay mẹo gì hay chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh thì comment bên dưới cho mọi người tham khảo nhé!
Bài viết liên quan:
- Tinh dầu húng chanh có tác dụng gì? Có nên dùng hằng ngày?
- 4 Cách làm siro húng chanh trị ho cho bé dưới 1 tuổi tại nhà an toàn và hiệu quả
- 9 loại tinh dầu trị ho, sổ mũi, viêm họng cho bé hiệu quả và an toàn
- 6 Cách tống đờm ra khỏi cổ cho bé sơ sinh không dùng thuốc
- Dầu húng chanh Minion có hàng giả không? Cách phân biệt thật giả
- Có nên dùng dầu húng chanh Minion Gold cho trẻ sơ sinh không?
- Tinh dầu húng chanh loại nào tốt? Top 4 tinh dầu húng chanh tốt nhất
- Lá húng chanh có tác dụng gì? 12 công dụng của rau tần dày lá