Miếng dán hạ sốt thường có mặt trong tủ thuốc gia đình vì sử dụng dễ dàng tiện lợi. Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng miếng dán hạ sốt không những không có lợi mà còn gây hại. Vậy sự thật miếng dán hạ sốt là gì? Có hạ sốt không? Có nên dùng miếng dán hạ sốt? Hãy cùng Tichgop tìm hiểu ngay dưới đây!
Miếng dán hạ sốt là gì? Miếng dán hạ sốt có tác dụng gì?
Miếng dán hạ sốt là một loại miếng dán trên da có khả năng tản nhiệt. Thành phần trong miếng dán chủ yếu là hoạt chất hydrogel có khả năng hút nước ở vùng da được dán.
Cơ chế hoạt động của miếng dán hạ sốt là hấp thụ và phân tán nhiệt ở vùng da được dán. Vì vậy khi mới dán lên da, bạn sẽ có cảm giác mát lạnh và cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên miếng dán hạ sốt mang lại tác dụng trong ngắn hạn. Sau một thời gian sử dụng miếng dán, vùng da đó sẽ sẽ trở lại nhiệt độ ban đầu.
Miếng dán hạ sốt không chứa thuốc hạ sốt nên đây không phải là sản phẩm giúp hạ sốt. Miếng dán chỉ phát huy tác dụng ở phần được gián nên không giúp hạ nhiệt cho toàn bộ cơ thể. Ngoài ra một số miếng dán có chứa tinh dầu, khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt và chỉ dùng ngoài da nên tác dụng hạ nhiệt cũng rất hạn chế.
Chốt lại miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ sốt như tên gọi của nó. Thực tế không có bác sĩ chuyên khoa nhi nào cũng như công trình nghiên cứu nào. Chứng minh miếng dán hạ sốt có thể điều trị sốt cho trẻ em và người lớn thay cho thuốc hạ sốt.
Miếng dán hạ sốt có an toàn không?

Có nên dùng miếng dán hạ sốt? Nhiều mẹ nghĩ rằng miếng dán hạ sốt không phải là thuốc nên an toàn cho trẻ. Dùng thuốc thì có tác dụng phụ nhưng dùng miếng dán hạ sốt thì không.
Tuy nhiên thực tế một số trẻ, nhất là trẻ sơ sinh dị ứng với các thành phần hoá học trong miếng dán. Đặc biệt là bạc hà (menthol) có mặt trong hầu hết các loại miếng dán. Các hoạt chất này có thể gây kích ứng mạnh hoặc ảnh hưởng không tốt đến chức năng hô hấp của trẻ.
Tại sao nhiều mẹ sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh?
Mặc dù biết miếng dán hạ sốt không có khả năng hạ sốt mà chỉ làm mát trong thời gian ngắn. Nhưng khi trẻ bị sốt ba mẹ thường nôn nóng tìm mọi cách có thể để hạ sốt cho con. Vì vậy khi đứng trước câu hỏi có nên dùng miếng dán hạ sốt cho con không? Nhiều cha mẹ vẫn sử dụng vì nghĩ rằng dùng còn đỡ hơn không.
Ngoài ra khi trẻ bị sốt, việc cho trẻ uống thuốc cũng rất khó khăn vì trẻ không chịu hợp tác. Hay thậm chỉ sử dụng thuốc nhét đường hậu môn cũng không phải là chuyện đơn giản với một số mẹ. Vì vậy nhiều mẹ vẫn lựa chọn sử dụng miếng dán hạ sốt vì tính tiện lợi và sử dụng dễ dàng.
Vì miếng dán hạ sốt vẫn phát huy tác dụng trong một số thời điểm cộng với việc sử dụng dễ dàng. Nên hễ thấy con bị nóng hoặc sốt nhẹ là mẹ bỉm lại sử dụng miếng dán hạ sốt cho con. Thế nhưng mẹ đâu biết rằng, nếu lạm dụng thì miếng dán hạ sốt sẽ gây ra nhiều tác hại không ngờ cho trẻ.
Tác hại của miếng dán hạ sốt cho bé nếu lạm dụng

Có nên dùng miếng dán hạ sốt? Nếu đọc những tác hại của miếng dán hạ sốt dưới đây. Tuyền nghĩ rằng bạn sẽ suy nghĩ lại trước khi có ý định sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé.
Miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ sốt
Tuyền đã nói rất cụ thể tác dụng của miếng dán hạ sốt. Nếu đọc qua bạn sẽ hiểu rằng sản phẩm này không có tác dụng hạ sốt. Đặc biệt miếng dán hạ sốt có tác dụng tương tự như chườm lạnh. Trong khi tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo không nên chườm lạnh khi trẻ bị sốt. Vì chườm lạnh không những không giúp hạ sốt mà còn có thể gây hại cho bé.
Gây biến chứng khi trẻ sốt quá cao
Không ít trường hợp mẹ “ôm hận” vì sử dụng miếng dán hạ sốt cho con. Vì nhiều mẹ cứ nghĩ rằng sử dụng miếng dán hạ sốt là đủ, sẽ giúp trẻ giảm sốt. Nhưng một số trường hợp trẻ không những không hạ sốt mà còn sốt cao hơn.
Khi trẻ sốt cao mà không được hạ sốt kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Có thể bé sẽ bị co giật và gây biến chứng nặng nề đến não. Không ít lần bệnh viện tiếp nhận những ca nguy kịch và bại não do trẻ sốt quá cao.
Miếng dán hạ sốt gây kích ứng da
Có nên dùng miếng dán hạ sốt? Làn da trẻ em đặc biệt là da trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh. Khi tiếp xúc với một số thành phần hoá học trong miếng dán có thể gây dị ứng da: Ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước, phồng rộp… Vì vậy trước khi sử dụng miếng dán hạ sốt bạn nên xem kỹ thành phần của nó.
Ảnh hưởng đến mũi và hệ hô hấp
Một số miếng dán hạ sốt có chứa nhiều thành phần menthol. Trong khi một số trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh do hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên có thể bị kích ứng. Gây ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp của trẻ.
Đặc biệt ở những trẻ sốt do viêm phổi, nếu mẹ dùng miếng dán hạ sốt. Có thể khiến hệ hô hấp của trẻ tổn thương do phải hoạt động nhiều hơn.
Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh?
Câu trả là lời là KHÔNG!

Dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh chỉ là một giải pháp tình thế giúp bé dễ chịu hơn đôi chút. Mẹ không nên sử dụng miếng dán hạ sốt thay thế cho thuốc hạ sốt. Nếu muốn sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ thì mẹ nên lưu ý:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn nếu muốn sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh
- Không sử dụng miếng dán hạ sốt khi trẻ bị viêm phổi
- Sử dụng miếng dán hạ sốt có thương hiệu và mua ở những nơi uy tín
- Đọc kỹ thành phần trong miếng dán xem bé có dị ứng với thành phần nào không
- Không nên sử dụng nếu trẻ gặp phải những vấn đề về hô hấp
- Không dán miếng dán hạ sốt vào vết thương hở hoặc vị trí bị tiêm chủng
- Tuyệt đối không nên lạm dụng miếng dán hạ sốt trong thời gian dài
- Nếu sử dụng miếng dán hạ sốt mà bé không giảm sốt hoặc bị sốt cao hơn thì đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Có thể bạn cần: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất tại nhà chỉ với 4 bước
Dùng khăn lau hạ sốt thay thế miếng dán hạ sốt
Có nên dùng miếng dán hạ sốt? Quên miếng dán đi, sản phẩm này mới là chân ái của bạn!
Cũng có tên là hạ sốt nhưng không giống miếng dán hạ sốt. Khăn lau hạ sốt Dr Papie mới thực sự là sản phẩm được các bác sĩ công nhận có tác dụng hạ sốt.
Nếu như miếng dán hạ sốt chỉ có thể tác dụng tại điểm dán thì khăn lau hạ sốt Dr Papie có thể hạ sốt toàn thân. Khăn có thể giúp hạ sốt nhanh nhờ kết hợp 2 cơ chế vật lý là bốc hơi nước và truyền nhiệt trực tiếp.
Hơn nữa nếu miếng dán hạ sốt không chứa thuốc hạ sốt. Thì khăn lau hạ sốt được tẩm sẵn thảo dược thiên nhiên giúp hạ sốt như: Dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh dầu tía tô, tinh chất chanh, lô hội… Không những đem lại hiệu quả cao trong việc hạ sốt mà còn giúp làm mát, giảm mụn nhọt, rôm sảy, hăm tã…

Khăn lau hạ sốt Dr Papie sử dụng rất đơn giản và tiện lợi. Có thể hạ sốt cho trẻ mà không cần thuốc hạ sốt (trường hợp bé bị sốt nhẹ). Hoặc có thể kết hợp với thuốc hạ sốt để tăng hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng khi bé sốt cao.
Dành cho bạn: Review khăn hạ sốt Dr.Papie có tốt không? Giá bao nhiêu?
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt
Khi trẻ mới bị sốt ba mẹ không nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Vì khi mới bị sốt sẽ rất khó để bác sĩ xác định nguyên nhân để đưa ra cách điều trị phù hợp. Ba mẹ nên để trẻ ở nhà và theo dõi 1-2 ngày cũng như áp dụng những cách hạ sốt đơn giản tại nhà.
Mẹ cần cho trẻ bú đủ cữ và nhiều hơn. Nếu trẻ bú ít và tỏ ra mệt mỏi mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn.
Ngoài việc mẹ bỉm sử dụng khăn lau hạ sốt thay thế miếng dán hạ sốt. Bạn có thể sử dụng khăn mềm nhúng nước ấm và lau toàn thân cho trẻ. Tuyệt đối không lau cơ thể của trẻ bằng nước lạnh. Để biết chi tiết hơn cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà bạn nên đọc bài viết này:
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi không dùng thuốc
Trong một số trường hợp trẻ bị sốt là dấu hiệu cảnh bảo của một số bệnh nguy hiểm. Lúc này bạn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
- Trẻ sơ sinh sốt cao hơn 38 độ C
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và sốt cao từ 38 độ C
- Trẻ sơ sinh sốt tái đi tái lại mà không hết
- Trẻ sơ sinh sốt và kèm theo những biểu hiện: Quấy khóc liên tục, ngủ li bì, lơ mơ, co giật, tím tái, bỏ bú hoặc bỏ ăn….
Tạm kết
Có nên dùng miếng dán hạ sốt? Rất nhiều chuyên gia và bác sĩ nhi đã khuyến cáo mẹ bỉm không nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Cá nhân Tuyền lúc đầu cũng sử dụng miếng dán hạ sốt trong trường hợp bất khả kháng.
Tuy nhiên từ khi biết đến khăn lau hạ sốt Dr Papie Tuyền đã quên luôn miếng dán hạ sốt. Tuyền nghĩ rằng mỗi gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ nên có khăn lau hạ sốt trong nhà.
Tham khảo thêm:
- 9 cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng dân gian tại nhà
- Cách trị ho bằng lá húng chanh cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và 9 mẹo dân gian chữa
- 6 Cách tống đờm ra khỏi cổ cho bé sơ sinh không dùng thuốc
- 9 loại tinh dầu trị ho, sổ mũi, viêm họng cho bé hiệu quả và an toàn
- Lá húng chanh có tác dụng gì? 12 công dụng của rau tần dày lá
- Câu thần chú mọc răng không sốt và 3 mẹo mọc răng không sốt
- 5 Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng đảm bảo thành công 99%