Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh là có thể thay thế thuốc kháng sinh khi trẻ bị sốt, ho, cảm cúm trong một số trường hợp…
Nếu bạn quá mệt mỏi vì tuần nào cũng ăn không ngon ngủ không yên. Khi thì trẻ bị sốt, lúc thì trẻ sơ sinh bị ho, lúc thì cảm cúm, bla..bla… Thì đã đến lúc bạn dừng lại vài phút và đọc bài viết này.
Tichgop cam kết sẽ không lãng phí những phút giây quý báu của bạn bên trẻ. Sau khi đọc xong bài viết này việc chăm sóc bé sẽ trở nên nhàn nhã hơn nhiều….
Có nên dùng lá tía tô cho trẻ sơ sinh?
Lá tía tô là một loại rau dùng kèm trong mỗi bữa ăn để làm gia tăng thêm hương vị của bữa ăn. Lá tía tô đặc trưng bởi màu xanh tím có mùi hắc, khi ăn có vị cay nồng giúp kích thích vị giác.
Ngoài việc là một loại rau ăn kèm, lá tía tô còn là một vị thuốc quý trong dân gian. Lá tía tô được xếp vào nhóm thảo dược thiên nhiên an toàn. Kể cả đối tượng sử dụng là người già và trẻ sơ sinh.
Lá tía tô còn có tên khác là tô diệp, theo Đông y tía tô có vị cay tính ấm có tác dụng tán phong hàn, giải độc, lý khí và tiêu đờm rất tốt. Ngoài ra lá tía tô còn được sử dụng như một loại thuốc an thai cho phụ nữ.
Theo y học hiện đại, lá tía tô cũng được nghiên cứu và chiết xuất ra nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Hoạt chất Aldehyt có thể ức chế thần kinh giúp giảm đau, loại bỏ các vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn…
Ngoài ra các nghiên cứu cũng tìm thấy các hoạt chất như xeton, furan, hydrocarbon, aldehyde… Có tác dụng chống oxy hóa, chống dị ứng, giảm sưng viêm dùng ngoài da rất an toàn mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Đặc biệt các hoạt chất trong lá tía tô điều rất an toàn ngay cả với trẻ sơ sinh. Có thể sử dụng ngoài da, hoặc theo đường uống mà không gây nguy hiểm. Lá tía tô là một lựa chọn tuyệt vời cho trẻ sơ sinh vì trẻ sơ sinh thuộc nhóm đối tượng không nên sử dụng thuốc tây.
Xem thêm: Có nên dùng dầu húng chanh Minion Gold cho trẻ sơ sinh không?
Top 4 tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh
Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh: Hạ sốt nhanh chóng
Nước lá tía tô có giảm sốt không? Lá tía tô có tác dụng kích thích cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, làm thư giãn các mạch ngoài da. Rất tốt cho những người đang bị sốt cần nhanh chóng toát ra mồ hôi để hạ sốt. Vì vậy nhiều người thường dùng lá tía tô để hạ sốt và trừ cảm mạo nhanh chóng.
Ngoài ra lá tía tô còn có tính ấm nên giúp giữ ấm cơ thể rất tốt; giúp lưu thông tuần hoàn máu huyết và loại bỏ độc tố bên trong cơ thể. Các bài thuốc dân gian sử dụng lá tía tô giúp hạ sốt an toàn mà không gây ra tác dụng phụ.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng lá tía tô
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ: Mẹ lấy 10 lá tía tô đem rửa cho sạch rồi để ráo nước. Cho vào cối và giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt cho mẹ uống. Sau đó cho bé bú sữa mẹ bình thường, bú càng nhiều càng tốt.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức: Nếu trẻ sơ sinh không bú mẹ, mẹ lấy 20g lá tía tô rửa sạch rồi để ráo. Cho vào cối và giã nát chắt lấy nước cốt rồi pha thêm 1 chút nước ấm. Cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 2.5 ml.
Lưu ý: Khi áp dụng cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng lá tía tô, mẹ nên cho bé mặc thoáng mát. Sử dụng những loại quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời mẹ bỉm nên dùng khăn mềm lau mồ hôi trên lưng, nách và cơ thể cho trẻ. Tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược vào trong gây cảm lạnh hoặc sốt cao hơn.
Xem thêm: 9 loại tinh dầu trị ho, sổ mũi, viêm họng cho bé hiệu quả và an toàn
Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh: Trị ho, ho đờm
Ngoài tác dụng hạ sốt, lá tía tô còn nổi bật với khả năng trị ho cho trẻ sơ sinh. Theo Đông y, lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị, giảm ho nhanh chóng cho trẻ sơ sinh. Thêm nữa lá tía tô còn có tác dụng long đờm nên rất hiệu quả trong trường hợp ho có đờm. Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá tía tô như sau:
Nguyên liệu: Lá tía tô 20g, hoa đu đủ đực 10g, hoa khế 5g, đường phèn 5g
Cách làm: Hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô tất cả rửa sạch để cho ráo nước. Sau đó cho tất cả vào cối giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Cho thêm đường phèn vào hỗn hợp lá tía tô rồi đem hấp cách thuỷ. Để nguội rồi cho trẻ uống ngày 5 lần, mỗi lần nửa muỗng cà phê.
Xem thêm:
- Cách trị ho bằng lá húng chanh cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
- 4 Cách làm siro húng chanh trị ho cho bé dưới 1 tuổi tại nhà an toàn và hiệu quả
Tắm lá tía tô cho trẻ có tác dụng gì? Trị rôm sảy
Lá tía tô là chứa nhiều hoạt chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả. Nên lá tía tô thường dùng để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị rôm sảy, ngứa ngáy khó chịu chỉ cần cho trẻ tắm lá tía tô 1 tuần sẽ giảm đáng kể.
Mẹo dân gian dùng lá tía tô có thể trị dứt điểm rôm sảy ở trẻ sơ sinh mà không cần sử dụng loại thuốc nào. Mẹ bỉm chỉ cần lưu ý không dùng lá tía tô tắm khi da trẻ bị trầy xước hoặc mưng mủ.
Cách nấu nước tắm cho bé bằng lá tía tô trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Bạn chỉ cần dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch, sau đó ngâm với muối để loại bỏ bụi bẩn và lông tơ trên lá. Bởi lông tơ của lá tía tô có thể gây kích với làn da nhạy cảm của trẻ. Sau đó giã nát lá tía tô rồi chắt lấy nước, dùng nước lá tía tô pha với nước ấm tắm cho bé.
Ngoài ra còn có cách khác dễ thực hiện hơn mà không cần phải giã nát và vắt nước cốt. Sau khi rửa sạch và ngâm lá tía tô với muối, bạn rửa thêm lần nữa cho sạch. Bỏ lá tía tô vào nồi cùng với 1-2 lít nước sạch rồi nấu lên. Nấu nước sôi khoảng 5 phút, vớt lá ra lọc lấy nước và pha với nước tắm cho bé.
Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh: Trị cảm cúm
Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh? Lá tía tô còn có thể trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh rất tốt. Nếu bạn thấy trẻ có dấu hiệu bị cảm cúm, không ra mồ hôi. Thì hãy áp dụng cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng lá tía tô dưới đây:
Bạn lấy 1 nắm lá tía tô, 1 nắm lá sả và 1 nắm lá bạc hà. Tất cả bỏ chung vào nồi rồi cho 1-2 lít nước và nấu lên khoảng 5 phút. Sau đó bắt đầu xông cho trẻ, mẹ có thể xông chung để phòng bé bị bỏng.
Xem thêm: 9 cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng dân gian tại nhà
Trẻ mấy tháng uống được nước lá tía tô?
Nhiều bạn hỏi trẻ mấy tháng uống được nước lá tía tô? Hoặc bé mấy tháng ăn được cháo tía tô? Tuyền hiểu cha mẹ nào cũng muốn con em mình được an toàn nhất.
Trong 6 tháng đầu đời trẻ nên bú mẹ hoàn toàn mà không cần phải ăn uống thêm gì khác. Vì thế để đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ, ba mẹ nên cho bé uống lá tía tô khi trẻ trên 6 tháng tuổi.
Nếu muốn dùng lá tía tô để trị bệnh cảm, ho, hạ sốt… Mẹ nên uống lá tía tô rồi cho bé bú, cách này cũng mang lại hiệu quả cao.
Uống lá tía tô trước khi cho trẻ đi tiêm phòng có tốt không?
Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh? Nhiều mẹ bỉm truyền miệng nhau một mẹo nhỏ giúp trẻ không bị sốt cao sau khi tiêm phòng. Mẹ chỉ cần sắc nước lá tía tô cho bé uống hoặc nấu cháo lá tía tô cho bé ăn trước khi cho bé tiêm phòng. Vậy sự thật lá tía tô có thể giúp bé không bị sốt cao sau khi tiêm phòng không?
Thực tế Tuyền đã áp dụng mẹo này cho bé nhà mình và thấy bé không còn bị hành khi tiêm phòng. Tuyền cũng chia sẻ mẹo này cho nhiều chị em và nhận được kết quả tương tự.
Vì vậy khi trẻ sơ sinh chuẩn bị tiêm phòng, mẹ bỉm hãy thực hiện cách này để hạn chế tình trạng sốt ở trẻ. Sau khi bé tiêm phòng về bạn cũng nên cho bé dùng lá tía tô để hạn chế sốt. Đây là cách hạ sốt hiệu quả cho trẻ sơ sinh được các chuyên gia khuyến cáo trước và sau khi tiêm phòng.
Lưu ý khi dùng lá tía tô cho trẻ sơ sinh
Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh? Tuy lá tía tô được xem là một loại thảo dược an toàn cho trẻ sơ sinh. Nhưng ba mẹ nên lưu ý một số vấn đề bên dưới để việc điều trị được hiệu quả hơn. Đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ có thể xảy ra.
Không sử dụng quá nhiều lá tía tô cũng như không nên áp dụng cách điều trị bằng lá tía tô trong thời gian dài.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng và đang bú mẹ, mẹ nên ăn lá tía tô rồi cho trẻ bú, không nên cho bé dùng.
Nếu trẻ sơ sinh còn nhỏ, không nên cho trẻ uống lá tía tô sống vì có thể gây tiêu chảy. Bố mẹ nên nấu nước lá tía tô cho bé uống hoặc sử dụng lá tía tô chín.
Khi dùng lá tía tô tắm cho trẻ để trị bệnh ngoài da. Mẹ nên thử lá tía tô trên 1 phần da nhỏ của trẻ. Nếu không có phản ứng thì mới cho bé tắm, nếu sau khi tắm mà bé ngứa hoặc nổi mẩn đỏ thì không nên sử dụng cách trên.
Ba mẹ nên chọn lá tía tô tươi, không bị nhàu nát, khô héo… Đặc biệt là chọn mua lá tía tô sạch có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi sử dụng cho bé cũng nên ngâm với nước muối để diệt khuẩn.
Lá tía tô chỉ có tác dụng với những bệnh thông thường và bệnh nhẹ. Nếu trẻ bị sốt và kèm theo những triệu chứng khác thì tốt nhất đưa bé đến bác sĩ thăm khám.
Tạm kết
Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh đã được chứng thực bởi rất nhiều mẹ bỉm. Cũng như nhiều bác sĩ chuyên khoa nhi cũng khuyến cáo sử dụng lá tía tô cho bé. Cá nhân Tuyền luôn luôn ưu tiên sử dụng những mẹo dân gian phòng và chữa bệnh cho trẻ.
Lá tía tô là một trong những loại lá mà Tuyền dùng nhiều nhất ngoài lá húng chanh để chăm sóc trẻ. Nếu bạn có mẹo nào hay chăm sóc bé bằng lá tía tô thì hãy chia sẻ với mọi người nhé!
Xem thêm: