Trẻ bị sốt khi mọc răng ư? Áp dụng ngay 5 mẹo dân gian chữa sốt mọc răng dưới đây của Tichgop nhé. Khi đó bạn sẽ không còn bị ám ảnh mỗi khi trẻ mọc răng nữa.
Bé đầu tiên do chưa có nhiều kinh nghiệm nên mỗi khi trẻ bắt đầu mọc răng là Tuyền mất ăn mất ngủ. Nhìn bé mà mình thương lắm, trẻ bỏ bú bỏ ăn quấy khóc và sụt cân. Những lần như thế mình và ông xã thay phiên nhau thức chăm bé.
Nhưng đến bé thứ 2 mọi chuyện đã khác do mình học được nhiều mẹo hay. Bé thứ 2 nhà mình rất khoẻ mạnh, kể cả lúc mọc răng bé cũng không bị sốt nhiều như anh 2.
5 Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng hiệu quả và an toàn
Trước khi sử dụng những mẹo dân gian chữa sốt mọc răng dưới đây. Mẹ lưu ý nên thực hiện khi trẻ vừa bú sau 30 phút. Thực hiện động tác phải nhẹ nhàng, nhanh để trẻ không cảm thấy sợ hãi và khó chịu.
Mỗi khi trẻ có dấu hiệu sưng nướu, ngứa hoặc thích gặm đồ vật. Thì mẹ thực hiện rơ nướu cho bé bằng những mẹo dưới đây để giảm tình trạng nóng sốt khi mọc răng.
Có thể bạn cần: Review gạc răng miệng Dr.Papie có tốt không? Giá bao nhiêu?
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng: Dùng lá hẹ
Theo Đông y, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nên được sử dụng như một loại thảo dược thiên nhiên. Khi trẻ mọc răng nướu sẽ sưng lên và tách ra để răng trồi lên. Nên lúc này trẻ thường bị sưng đau, nóng sốt do virus tấn công ở nướu.
Vì vậy khi trẻ chuẩn bị mọc răng hoặc đang mọc răng, nếu mẹ dùng lá hẹ để lau lưỡi và nướu cho trẻ; sẽ giúp tiêu diệt nhiều loại virus và vi khuẩn trong miệng và nướu. Nhờ vậy trong quá trình mọc răng trẻ sẽ giảm, hoặc không còn bị sưng đau nóng sốt và không còn chảy nước miếng.
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng bằng lá hẹ được thực hiện như sau:
- Mẹ chọn lựa 7 lá hẹ còn tươi cho bé trai, hoặc 9 lá hẹ cho bé gái
- Rửa lá hẹ thật sạch rồi để ráo nước, giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt lá hẹ
- Vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé rồi giỗ cho bé ngủ. Khi bé đã ngủ, mẹ sử dụng gạc rơ lưỡi chấm nước cốt lá hẹ xoa vào phần nướu. Vừa xoa vừa massage nhẹ nhàng vào phần nướu, chú ý xoa nhiều vào chỗ sưng.
Ngoài việc sử dụng nước cốt lá hẹ tươi, mẹ bỉm cũng có thể sử dụng nước lá hẹ chín. Mẹ hãy đổ nước nóng vào lá hẹ, khi lá chín đem lá đi giã nát và lọc lấy nước. Sử dụng lá hẹ chín sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh hơn lá hẹ tươi.
Đừng bỏ qua: Câu thần chú mọc răng không sốt và 3 mẹo mọc răng không sốt
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng: Dùng rau ngót
Theo Đông y, rau ngót có vị ngọt tính mát có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng; sát khuẩn tiêu viêm, hoạt huyết, tăng tiết nước tiểu và giải độc cơ thể. Cũng nhờ khả năng tiêu viêm và sát khuẩn hiệu quả. Mà rau ngót được nhiều mẹ sử dụng để chữa sốt cho trẻ khi mọc răng.
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng bằng rau ngót thực hiện rất đơn giản:
Mẹ chỉ cần lấy 1 ít lá rau ngót đem rửa sạch và để ráo. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc dùng cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Mẹ bỉm rửa tay sạch, đeo gạc rơ lưỡi rồi nhúng vào nước rau ngót. Sau đó rơ điều lên lưỡi và nướu cho trẻ nhất là ở những chỗ sưng đau.
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng: Dùng nước đậu xanh
Đậu xanh nổi bật với tính mát và tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm đau tốt. Ngoài ra đậu xanh cũng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nên nhiều mẹ chọn lựa đậu xanh trong việc ngăn ngừa và giảm tình trạng nóng sốt khi mọc răng.
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng bằng đậu xanh như sau:
Mẹ sử dụng đậu xanh nguyên hạt cán vỡ đôi và rửa sạch để ráo nước. Cho đậu xanh vào nồi rồi đổ thêm 1 ít nước và bật bếp. Nấu đậu xanh khoảng 15 phút, không nên để đậu xanh quá nhừ.
Để đậu xanh nguội rồi chắt lấy nước, dùng nước đậu xanh tiến hành rơ lưỡi và nướu cho trẻ. Cách làm đơn giản này sẽ nhanh chóng làm giảm những sự khó chịu và sốt ở trẻ.
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng: Mãng cầu ta (na)
Mãng cầu ta hay trái na rất giàu vitamin B, C có tác dụng giảm thiểu sưng tấy và hạ sốt. Vì vậy trái mãng cầu ta cũng được ông bà xưa sử dụng giúp con không bị sốt khi mọc răng.
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng bằng mãng cầu ta:
Mẹ bỉm chọn những trái mãng cầu to, gai nở, tốt nhất là loại chín cây. Bóc vỏ bỏ hạt mãng cầu chỉ lấy phần thịt bên trong. Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này chưa biết ăn nên mẹ lấy thịt cho bé nút hoặc nếm. Mẹ lưu ý là không cho bé nuốt mãng cầu, vì có thể gây mắc nghẹn ở trẻ. Sử dụng trái mãng cầu ta vài lần sẽ giảm hẳn tình trạng sốt khi mọc răng ở trẻ.
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng: Gặm chân gà luộc
Gặm chân gà luộc cũng là một mẹo giúp bé mọc răng không đau. Cách này được nhiều cha mẹ áp dụng và tỷ lệ thành công cao. Khi gặm chân gà luộc bé sẽ giảm tình trạng ngứa nướu khi mọc răng. Hơn nữa cách này cũng giảm tình trạng sốt và quấy khóc vào ban đêm.
Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng bằng chân gà luộc:
Mẹ chọn chân gà vừa với tay và miệng trẻ, không nên chọn chân gà quá to. Luộc chân gà khoảng 20 phút để chân gà mềm rồi để nguội. Lọc bỏ xương ở chân gà rồi cho bé gặm, chú ý quan sát tránh tình trạng bị hóc. Mẹ áp dụng cách gặm chân gà này 1-2 lần mỗi tuần sẽ bất ngờ về hiệu quả của nó.
Đọc thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất tại nhà chỉ với 4 bước
Trẻ mấy tháng tuổi thì bắt đầu mọc răng?
Những mẹo dân gian chữa sốt mọc răng có thể áp dụng khi trẻ chuẩn bị mọc răng. Vậy khi nào trẻ chuẩn bị mọc răng?
Thực tế thời gian mọc răng sữa ở trẻ không cố định mà tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi bé. Có những trẻ mọc răng sớm khoảng 3-4 tháng tuổi nhưng cũng có những trẻ mọc răng trễ. Thông thường khoảng 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên.
Chiếc răng sữa đầu tiên là răng cửa ở giữa hàm dưới. Thông thường răng sẽ mọc theo từng cặp và răng hàm dưới sẽ mọc sớm hơn răng hàm trên.
Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ mọc răng sớm hoặc mọc răng chậm, điều này rất bình thường. Thậm chí có những trẻ vừa mới sinh ra đã mọc sẵn 1-2 chiếc răng, răng này gọi là “răng sơ sinh”.
Từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên đến khi trẻ được 12 tháng tuổi thì hàm răng sẽ hoàn thiện. Bộ răng sữa ở trẻ sẽ có 20 cây răng, 10 cây răng ở hàm dưới và 10 cây ở hàm trên.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bắt đầu mọc răng
Nắm được thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng, mẹ sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc bé. Đồng thời có thể dễ dàng áp dụng mẹo dân gian chữa sốt mọc răng. Hãy cùng Tuyền tìm hiểu những dấu hiệu khi trẻ bắt đầu mọc răng nhé:
Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu đời, cơ thể sẽ có những rối loạn. Lúc này trẻ sẽ hay quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú, ngủ ít bứt rứt khó chịu và hay làm nũng. Nhiều người gọi tình trạng này là bé bị hành khi mọc răng.
Ngoài ra trẻ sắp mọc răng thường bị chảy nước miếng, thường thích gặm hoặc nhai thứ gì đó trong miệng.
Trong khi mọc răng, trẻ thường bị sốt và rối loạn tiêu hoá. Trẻ đi tiêu ra phân lỏng, dân gian hay gọi tình trạng này là “tướt mọc răng”.
Nếu để ý mẹ sẽ thấy nướu có thể bị sưng, viêm đỏ, loét để chuẩn bị cho răng nhú lên. Khi nướu sưng đỏ sẽ gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Lúc này trẻ thường cho ngón tay hay đồ vật gì đó vào miệng cắn.
Những triệu chứng trên có thể xảy ra trước 3-5 ngày răng mọc. Nướu sưng và nứt gây đau đớn khiến trẻ khó chịu, khóc nhiều hơn và ăn uống ít hơn.
Cách xử lý khi trẻ bị sốt khi mọc răng
Bên cạnh việc áp dụng các mẹo dân gian chữa sốt mọc răng kể trên. Nếu trong quá trình mọc răng mà trẻ bị sốt thì ba mẹ nên lưu ý:
Trẻ bị sốt khi mọc răng thường kéo dài khoảng 2-3 ngày rồi sau đó giảm dần và hết sốt. Nếu trẻ sốt lâu ngày mà không giảm thì có thể trẻ bị bệnh khác chứ không phải do mọc răng. Lúc này ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Thông thường trước khi mọc răng 1-2 ngày trẻ có thể bị sốt và nhiệt độ tăng nhẹ vào ngày mọc răng. Lúc đó nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 38 độ C, nếu trẻ sốt cao hơn 38 độ C. Thì không phải sốt do mọc răng, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám.
Trẻ mọc răng bị sốt là hiện tượng bình thường, mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt mà không cần dùng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết những mẹo hạ sốt cho trẻ tại nhà an toàn:
Có thể bạn cần:
- Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi không dùng thuốc
- Review khăn hạ sốt Dr.Papie có tốt không? Giá bao nhiêu?
Nếu trẻ sốt cao và kèm theo những triệu chứng nguy hiểm khác như: Nôn ói, tiêu chảy, khó thở, tím tái, co giật…Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa sốt mọc răng
Vệ sinh răng miệng: Trước và trong giai đoạn mọc răng, mẹ nên thường xuyên chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé. Sử dụng gạc rơ lưỡi bàn chải lưỡi hoặc cây cạo lưỡi để loại bỏ mảng bám trên lưỡi. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng và nướu giúp quá trình mọc răng được thuận lợi.
Chú ý ăn uống: Khi trẻ mọc răng sẽ bị sưng đau nướu răng nên mẹ hãy nấu những món ăn lỏng và mềm để trẻ dễ ăn hơn. Không nên cho bé ăn những món ăn quá lạnh hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng đến răng và nướu sau này. Ngoài ra cũng hạn chế cho trẻ ăn kẹo và đồ ngọt vì sẽ làm tăng vi khuẩn gây bệnh về răng miệng.
Bổ sung dinh dưỡng: Mẹ nên bổ sung nhiều loại thức ăn chứa hàm lượng canxi và phốt pho và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Bạn nên cho trẻ gặp thêm táo, lê hoặc các loại trái cây khác để giảm ngứa cũng như bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Tạm kết
Tuyền đã áp dụng mẹo dân gian chữa sốt mọc răng ở trên và đã thành công. Không những thế nhiều bạn bè được Tuyền hướng dẫn cũng áp dụng và đạt kết quả cao.
Hy vọng những thông tin mà Tichgop chia sẻ có thể giúp cho bạn trong việc chăm sóc trẻ khi mọc răng. Nếu bạn có những mẹo hay khác thì hãy chia sẻ ngay bên dưới để Tuyền và các bạn khác tham khảo nhé!
Tham khảo thêm:
- 9 cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh bằng dân gian tại nhà
- Cách trị ho bằng lá húng chanh cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và 9 mẹo dân gian chữa
- 6 Cách tống đờm ra khỏi cổ cho bé sơ sinh không dùng thuốc
- So sánh miếng dán hạ sốt và khăn lau hạ sốt loại nào tốt?
- Có nên dùng miếng dán hạ sốt? Tác hại của miếng dán hạ sốt cho bé