Dầu húng chanh có tác dụng gì? Húng chanh là một vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng chữa viêm họng, sát khuẩn, tiêu đàm, giải cảm, trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt… Trong dân gian, người ta thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống.
Tuy nhiên lá húng chanh có vị cay nồng, khó uống nên người ta thường chưng cất thành tinh dầu húng chanh. Vậy dầu húng chanh có tác dụng gì, nó có còn giữ được đặc tính vốn có của lá húng chanh không? Hãy dành ít phút cùng Tichgop tìm hiểu ngay nhé!
Xem thêm: 10 lợi ích sức khỏe của húng chanh
Tinh dầu húng chanh có tác dụng gì?
Tinh dầu húng chanh là một sản phẩm của quá trình chưng cất hơi nước từ lá và thân cây húng chanh. Tinh dầu có vị hơi hăng và cay nồng, màu vàng nhạt đến sẫm. Trong tinh dầu húng chanh chứa lượng lớn hợp chất carvacrol và thymol – hợp chất được đánh giá cao về dược tính.
Dưới đây là những tác dụng của tinh dầu húng chanh đã được nghiên cứu và chứng minh thực tế:
Giảm viêm họng, trị ho cho bà bầu và trẻ nhỏ
Công dụng nổi bật nhất của tinh dầu húng chanh mà ai cũng biết là trị ho và viêm họng ở trẻ nhỏ, mẹ bầu, người già… Trẻ nhỏ và nhất là trẻ sơ sinh rất dễ bị ho và viêm họng khi thời tiết thay đổi.
Nhưng những đối tượng này được khuyến cáo là không nên sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Vì vậy tinh dầu húng chanh được rất nhiều bà mẹ sử dụng để giảm ho, viêm họng cho trẻ mà không cần dùng thuốc tây.
Bởi trong tinh dầu húng chanh có chứa Codein, chất có khả năng kháng vi khuẩn cao. Nhất là các loại vi khuẩn sống ở vùng mũi, miệng, họng và đường ruột.
Ngoài tác dụng giảm ho và viêm họng hiệu quả, tinh dầu húng chanh còn hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như: Viêm phế quản, hen suyễn, cảm lạnh, sổ mũi…
Kháng viêm kháng khuẩn giúp vết thương mau lành
Tinh dầu húng chanh có tác dụng gì? Nhiều người sử dụng tinh dầu húng chanh như một chất kháng sinh tự nhiên. Nhờ khả năng ức chế vi khuẩn, kháng viêm cao. Tinh dầu húng chanh có thể ức chế một số loại vi khuẩn như: Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, Staphylococcus, Streptococcus, D. Pneumoniae…
Đặc biệt ở những bệnh nhân tiểu đường, tinh dầu húng chanh có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác. Vì trong tinh dầu có khả năng lắng đọng collagen để thu hẹp vết thương và giúp vết thương mau lành. Các vết thương lâu lành do bệnh tiểu đường có thể giảm diện tích lên đến 76,6%.
Chống nấm và các bệnh ngoài da
Tinh dầu húng chanh chứa các thành phần dễ bay hơi nên có thể ức chế sự phát triển của nấm đến 60%. Ngoài ra tinh dầu còn có thể ức chế sự phát triển của các loại nấm gây gàu, ngăn ngừa một số bệnh về da đầu rất hiệu quả.
Da bị dị ứng, bị bỏng nhẹ, loét da… cũng được giải quyết nhanh gọn với tinh dầu húng chanh. Ngoài ra tinh dầu còn chứa một số chất chống viêm nên có thể làm giảm sưng tấy khi bị côn trùng cắn.
Tinh dầu húng chanh nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể
Tinh dầu húng chanh có tác dụng gì? Nhờ khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và kháng viêm cao nên tinh dầu húng chanh có thể ngăn chặn nhiều mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Các hoạt chất trong tinh dầu giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Tinh dầu húng chanh giúp thư giãn, an thần, giảm stress
Tinh dầu húng chanh có mùi thơm nhẹ nên có thể giúp an thần và thư giãn hiệu quả. Chỉ cần vài giọt vào máy khuếch tán tinh dầu là bạn sẽ có một không gian tuyệt vời để thư giãn. Nhất là những lúc căng thẳng, vài giọt tinh dầu húng chanh sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Xem thêm:
- 9 loại tinh dầu trị ho, sổ mũi, viêm họng cho bé hiệu quả và an toàn
- 4 Cách làm siro húng chanh trị ho cho bé dưới 1 tuổi tại nhà an toàn và hiệu quả
Cây húng chanh là gì? Đặc điểm và cách nhận dạng
Cây húng chanh thường được biết với tên khác là tần lá dày, rau thơm lông hay dương tử tô. Tên khoa học là Coleus amboinicus Lour., họ Bạc hà Lamiaceae. Lá húng chanh có vị the the, hơi cay nồng, hơi chua, mùi thơm.
Cây húng chanh cao 20-50cm, sống lâu năm, thân cây mọc đứng hay ngã, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá dày, mọc đối, mọng nước, lá húng chanh hình trứng rộng, đầu hơi nhọn hoặc tù; lá húng chanh từ 3-6cm, rộng 2-5cm, mép lá hình khía răng tròn. Hoa mọc thành từng cụm dày ở ngọn thân và cành, bông hoa mọc sát nhau màu tím hồng có lông.
Mọi người thường gọi là cây húng chanh vì cây có mùi thơm như chanh. Húng chanh dễ trồng, thường mọc trong vườn nhà, nhiều người cũng hay trồng trong các chậu cây. Cây ưa sáng và ưa ẩm, chịu được hạn và khả năng tái sinh khoẻ.
Thành phần dược tính của húng chanh
Cây húng chanh chứa ít tinh dầu, khoảng 0,05 – 0,12%. Nên để sản xuất tinh dầu húng chanh cần một lượng lớn cây và lá.
Húng chanh chứa nhiều hợp chất phenolic, cùng với các hoạt chất có khả năng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm như: Carvacrol, chavicol, salicylat, thymol, eugenol… Đặc biệt húng chanh chứa nhiều chất codein có khả năng kháng khuẩn cao, tiêu diệt virus gây hại cho hệ tiêu hoá và hô hấp. Lá húng chanh có thể tạo ra kháng thể mạnh với các loại vi khuẩn liên cầu, tụ cầu và phế cầu.
Trong Đông y húng chanh dùng để tiêu đờm, giải cảm, lợi phế, thoái nhiệt, tiêu độc, phát hãn….
Cách sử dụng tinh dầu húng chanh hiệu quả nhất
Tinh dầu húng chanh sẽ phát huy tối đa công dụng của nó nếu được sử dụng đúng cách; đủ liều lượng và dùng phù hợp cho từng đối tượng khác nhau:
Cách dùng tinh dầu húng chanh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tuy tinh dầu húng chanh có thể dùng trực tiếp nhưng cách tốt nhất là pha loãng tinh dầu với nước hoặc sữa để uống. Bác sĩ khuyến cáo không nên uống trực tiếp tinh dầu nguyên chất.
- Liều hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi, sốt: 3-7 giọt, uống 2 lần/ngày.
- Liều phòng ngừa bệnh: 3-5 giọt/lần, uống 1 lần/ngày
Tinh dầu húng chanh nhà nấu chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi vì tinh dầu còn nhiều tạp chất và vị khá khó uống. Tinh dầu húng chanh được sản xuất trên dây chuyền hiện đại an toàn vệ sinh có thể dùng được cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên.
Cách dùng tinh dầu húng chanh cho người lớn
Cách sử dụng tinh dầu húng chanh cho người lớn cũng tương tự như trẻ em nhưng với liều lượng cao hơn.
- Liều hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi, sốt: 10 giọt, uống 2-3 lần/ngày.
- Liều phòng ngừa bệnh: 5 giọt/lần, uống 1 lần/ngày
Cách dùng tinh dầu húng chanh cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng là đối tượng rất nhạy cảm nên lựa chọn tinh dầu húng chanh chất lượng và vệ sinh.
- Liều hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi, sốt: 10 giọt, uống 2-3 lần/ngày.
- Liều phòng ngừa bệnh: 5 giọt/lần, uống 1 lần/ngày
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu húng chanh an toàn
Tinh dầu húng chanh được bảo quản tốt nhất trong lọ thuỷ tinh sẫm màu có nắp đậy kín. Để tinh dầu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Tinh dầu húng chanh không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc trị bệnh. Sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và tác dụng cũng chậm hơn so với thuốc kháng sinh.
Nếu sử dụng tinh dầu 1-2 tuần mà không cảm thấy giảm bệnh bạn nên đến bác sĩ để được hỗ trợ.
Trước khi sử dụng tinh dầu húng chanh nên lắc đều để đạt hiệu quả cao. Không sử dụng nếu thấy hiện tượng lạ hoặc mùi lạ.
Không bôi trực tiếp tinh dầu húng chanh nguyên chất lên vết thương hở hoặc vùng da nhạy cảm. Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với nước để tránh quá liều hoặc dị ứng.
Khi sử dụng tinh dầu húng chanh nên dùng dụng cụ lấy từng giọt. Không dùng miệng hoặc tay chạm vào miệng chai hoặc dụng cụ. Điều này có thể gây nhiễm khuẩn cho tinh dầu trong chai và ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Một số loại tinh dầu húng chanh tốt nhất nên dùng
Do hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp nên tinh dầu húng chanh được bán nhiều trên thị trường. Những tinh dầu húng chanh được ưa chuộng nhất phải kể đến như:
Xem thêm: Tinh dầu húng chanh loại nào tốt? Top 4 tinh dầu húng chanh tốt nhất
Tinh dầu húng chanh Minion Gold
Tinh dầu húng chanh Minion Gold được phân phối bởi Công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ Secret Life. Nguyên liệu chính là dầu húng chanh lên men – húng chanh lên men sẽ giải phóng nhiều enzyme tiêu hoá và các vitamin khoáng chất cho hệ tiêu hoá.
Rau diếp cá và cỏ xạ hương là hai thành thành phần quan trọng; giúp gia tăng hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt 1 thành phần không thể không nhắc đến là xuyên tâm liên – được dùng để điều trị cho các bệnh nhân bị Covid-19. Xuyên tâm liên được gọi là “thần dược” trong y học cổ truyền, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và bảo vệ hệ hô hấp khỏi những tác nhân gây bệnh.
Bài viết liên quan:
- Dầu húng chanh Minion có hàng giả không? Cách phân biệt thật giả
- Có nên dùng dầu húng chanh Minion Gold cho trẻ sơ sinh không?
- Review dầu húng chanh lên men Minion Gold có tốt không?
Tinh dầu húng chanh Dr Baby
Tinh dầu húng chanh Dr Baby tuy không có nhiều thành phần nổi bật như Minion. Nhưng có thể nói em này là loại tinh dầu húng chanh đậm đặc nhất. Theo nhà sản xuất công bố, để sản xuất ra 1 lọ tinh dầu 30ml phải cần tới 30 ký húng chanh tươi.
Với các thành phần như húng chanh, tinh dầu tỏi, lá tía tô, cao cúc tím… Được chiết xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và khép kín. Đảm bảo sản phẩm chất lượng và an toàn nhất khi đến tay người tiêu dùng. Nên tinh dầu húng chanh Dr Baby được nhiều bà mẹ trẻ đón nhận và mua về sử dụng.
Xem thêm: Review tinh dầu húng chanh Dr.Baby có tốt không? Mua ở đâu?
Tạm kết: Dầu húng chanh có tác dụng gì?
Bài viết này Tuyền không chỉ trả lời câu hỏi dầu húng chanh có tác dụng gì? Mà Tuyền còn cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích về cây húng chanh. Cũng như cách sử dụng tinh dầu cho trẻ sơ sinh, người già, mẹ bầu…
Tóm lại tinh dầu húng chanh là sản phẩm rất tốt cho sức khoẻ, đây là một loại kháng sinh tự nhiên rất an toàn. Sử dụng tinh dầu thường xuyên giúp bạn gia tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng tiêu hoá. Đặc biệt sẽ hạn chế được vấn đề kháng thuốc kháng sinh hiện nay.
Tham khảo thêm các sản phẩm khác
- Review gạc răng miệng Dr.Papie có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Review tinh dầu tỏi Diệp Chi Gold+ có tốt không? Mua ở đâu?
- Trị ho cho bé với thuốc Fitobimbi broncamil một cách hiệu quả
- Review keo ho Diệp Chi có tốt không? Giá bao nhiêu, mua ở đâu?
- Review khăn hạ sốt Dr.Papie có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Review tinh dầu tỏi Y Minh có tốt không? Giá bao nhiêu?