Trong hành trình làm mẹ, một trong những nỗi lo sợ nhất của bất kỳ mẹ bỉm nào là con bị sốt. Thông thường mẹ bỉm thường chọn cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất là dùng thuốc.
Nhưng hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng thuốc tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như tác dụng phụ. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi tại nhà nào an toàn? Cùng Tichgop tìm hiểu ngay dưới đây.
7 cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi tại nhà không dùng thuốc
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ bỉm có thể áp dụng những mẹo hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi dưới đây. Những cách trên được nhiều mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả mà không cần dùng bất cứ viên thuốc nào.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất và an toàn nhất: Lau nước ấm
Khi trẻ bị sốt cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất và hiệu quả nhất là lau mình cho trẻ. Lau nước ấm cũng là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi an toàn. Ngoài ra cách này không chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi mà còn có thể áp dụng cho trẻ lớn hơn.
Trước tiên bẹ bỉm cởi hết quần áo trên người bé, dùng 5 chiếc khăn mềm nhúng vào nước ấm. Vắt cho ráo nước rồi đặt 2 chiếc khăn bên 2 nách, 2 chiếc bên háng của trẻ. Dùng chiếc khăn cuối cùng lau khắp cơ thể cho trẻ. Khi lau nước ấm sẽ bốc hơi làm giãn mạch máu giúp hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng.
Cách vài tiếng bạn tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ cơ thể bé hạ xuống mức 37 độ thì thôi. Thông thường lau bằng nước ấm sẽ giúp nhiệt độ cơ thể hạ xuống trong vòng nửa tiếng.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Lau mát với giấm táo
Tương tự cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm, bạn có thể lau mát cơ thể trẻ bằng giấm táo. Cách hạ sốt này khá hiệu quả nhưng ít người biết đến, trong khi cách làm cũng rất đơn giản:
Mẹ bỉm ngâm khăn mềm trong hỗn hợp giấm táo pha loãng với nước (tỷ lệ 1:2). Sau đó vắt nước rồi đắp lên trán và bụng của bé. Để tăng tính hiệu quả, bạn có thể dùng khăn mềm thấm giấm táo rồi quấn quanh lòng bàn chân của trẻ.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi: Xoa bóp bằng tinh dầu
Một trong những mẹo hữu ích giúp hạ sốt cho trẻ sơ sinh mà ít người biết là dùng tinh dầu và xoa bóp cho trẻ. Đây cũng là cách tự nhiên an toàn thông qua việc làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Hoạt chất rubefacients có trong tinh dầu bạc hà, vỏ quế, gừng có tác dụng làm ấm hệ tuần hoàn và gây hiện tượng đổ mồ hôi. Khi trẻ đồ mồ hôi, cơ thể sẽ giảm nhiệt đồng thời giúp bé hạ sốt nhanh hơn.
Bạn hãy dùng tinh dầu dành riêng cho trẻ sơ sinh xoa bóp cho trẻ để hạ sốt. Hoặc sử dụng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà và tinh dầu cúc La Mã pha với dầu nền (dầu hướng dương, dầu dừa, dầu ô liu) theo tỷ lệ 6 giọt dầu trong 1 muỗng dầu nền. Mẹ bỉm hãy xoa bóp khắp cơ thể trẻ, lưu ý những khu vực đặc biệt như sau cổ và gót chân.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Bú sữa mẹ
Sốt cao có thể dẫn đến mất nước vì vậy mẹ bỉm nên tìm cách bù nước cho trẻ. Trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi thường chưa thể tự uống nước. Nên mẹ hãy cho trẻ bú nhiều và thường xuyên hơn.
Mẹ bỉm nên sử dụng một số loại thảo dược giúp hạ sốt rồi cho trẻ bú. Đây cũng là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả được nhiều bà mẹ áp dụng.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi: Để trẻ thoáng mát
Nhiều mẹ sợ trẻ bị lạnh nên ủ kín quá mức bằng cách mặc quần áo dày và dài, mang vớ tay chân và đắp mền. Việc ủ quá kín khiến vô tình làm thân nhiệt của trẻ càng tăng cao hơn. Do các lớp vải dày trên cơ thể ngăn chặn quá trình giảm thân nhiệt của trẻ.
Vì vậy một trong những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh mà hiệu quả không cần dùng thuốc. Là để trẻ mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi, hoặc chỉ cần cho bé mặc tã cùng với 1 chiếc áo để tránh hầm bí.
Cách làm đơn giản này giúp bé thoải mái hơn nhưng thân nhiệt sẽ không được giảm nhiều. Nếu muốn trẻ hạ sốt nhanh hơn bạn nên kết hợp thêm những cách khác. Lúc này sử dụng miếng dán hạ sốt hoặc khăn lau hạ sốt là một lựa chọn tốt.
Có thể bạn cần: Review khăn hạ sốt Dr.Papie có tốt không? Giá bao nhiêu?
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Bổ sung vitamin C
Bổ sung thêm vitamin C là một việc làm cần thiết khi trẻ sơ sinh bị sốt. Đối với trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi không thể tự uống nước gì khác ngoài sữa mẹ. Thì mẹ bỉm nên bổ sung thật nhiều vitamin C cho cơ thể rồi cho bé bú.
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Mẹ bỉm cũng nên bổ sung các loại trái cây cung cấp nước giúp làm dịu cơ thể trẻ khi bị sốt như: Nho, thanh long, dưa hấu…
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: Da kề da với bé
Có một cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi mà ông bà thường áp dụng là truyền nhiệt độ cơ thể. Cách làm này có thể hạ sốt nhanh mà không cần dùng đến thuốc và giúp tình mẫu tử thiêng liêng càng bền chặt hơn. Bé sẽ có cảm giác an toàn được bảo bọc và an ủi khi bị bệnh.
Mẹ bỉm tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo rộng rãi, để nhiệt độ phòng mát mẻ. Sau đó mẹ cởi hết quần áo của trẻ ra rồi đặt bé trên bụng của mẹ. Đảm bảo da bé và da mẹ phải tiếp xúc trực tiếp với nhau trong khoảng 1-2 giờ.
Lưu ý mẹ bỉm phải đảm bảo nhiệt độ cơ thể của mẹ mát để giúp bé hạ sốt nhanh. Nếu mẹ cũng nóng thì nhiệt độ cơ thể trẻ cũng nóng theo.
Bệnh viện Vinmec hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi
https://youtu.be/XchGQhFEpWE
Sai lầm cần tránh khi sử dụng cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, nhiều cha mẹ thường mắc phải một số sai lầm khiến cho bệnh tình của trẻ càng nghiêm trọng hơn. Ba mẹ hãy đặc biệt lưu tâm đến những lưu ý dưới đây nhé:
Chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị sốt nên nhiệt độ cơ thể thường tăng rất cao. Theo quán tính cha mẹ nghĩ rằng muốn giảm nhiệt độ thì phải chườm lạnh. Tuy nhiên đây lại là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi cực kỳ sai lầm.
Theo tổ chức y tế WHO khuyến cáo, khi trẻ sơ sinh bị sốt tuyệt đối không nên chườm lạnh cho bé. Bởi khi chườm lạnh sẽ khiến lỗ chân lông co lại, thân nhiệt không thể thoát ra ngoài được. Hơn nữa chườm lạnh có thể khiến trẻ bị suy hô hấp và bỏng lạnh vì da trẻ rất non nớt.
Mặc quần áo dày và dài, đắp khăn ủ ấm khi sốt cao
Một số trường hợp trẻ bị sốt, cơ thể rất nóng nhưng lại xuất hiện tình trạng rét run, chân tay lạnh ngắt. Khi thấy trẻ rét run, mẹ bỉm ủ ấm với quần áo dày và đắp chăn cho bé. Đây cũng là một cách cực kỳ sai lầm, vì cảm giác rét run là do hiện tượng co mạch ngoại vi. Trong khi nhiệt độ trong cơ thể có thể cao hơn 40 độ C.
Vì thế việc ủ ấm và đắp chăn cho bé khi bị sốt cao có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn. Thân nhiệt của trẻ không thể thoát ra ngoài, đẩy nhiệt độ cơ thể lên cao hơn. Khi nhiệt độ lên đỉnh điểm sẽ khiến trẻ bị tím tái và co giật, ảnh hưởng đến tính mạng.
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh bằng tay
Nhiều cha mẹ kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ theo cảm quan là áp tay lên trán đo nhiệt độ của trẻ. Cách làm này hoàn toàn không chính xác, đôi khi tay bạn đang lạnh trong khi cơ thể trẻ đang ấm. Lúc này bạn sẽ có cảm giác bé đang bị nóng hoặc bị sốt thế là tìm cách hạ sốt cho trẻ.
Thực tế khi nhiệt độ cơ thể trẻ ở mức 36 – 37 độ C, khi sờ tay lên trán bạn sẽ thấy nóng. Nhưng ở mức nhiệt độ này không được coi là sốt và không cần phải dùng bất cứ loại thuốc hạ sốt nào.
Sử dụng nhiều loại thuốc để hạ sốt nhanh
Tâm lý chung của phụ huynh là khi thấy trẻ sốt là phải tìm cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất. Nên mẹ bỉm có thể kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt lại với nhau như: Uống thuốc hạ sốt + đặt thuốc ở hậu môn + dán miếng hạ sốt + lau người…
Áp dụng nhiều cách hạ sốt có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ hạ xuống quá nhanh và đột ngột sẽ không tốt cho bé. Đặc biệt là kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt nhanh sẽ giảm thân nhiệt nhanh và nhiều, gây nguy hiểm cho trẻ.
Câu hỏi thường gặp khi dùng cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ được coi là sốt?
Trẻ sơ sinh được coi là sốt khi đo thân nhiệt ở hậu môn có nhiệt độ từ 37.5 – 38 độ C trở lên. Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có thêm một số biểu hiện như: Đổ mồ hôi, mệt mỏi, lơ mơ, thở gấp, quấy khóc, thở gấp, ngủ li bì, bỏ bú…
Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi bị sốt
Trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi bị sốt là một hiện tượng thường gặp, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt như:
Nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh: Phần lớn trẻ sơ sinh bị sốt là do nhiễm một căn bệnh nào đó hoặc do nhiễm trùng. Sốt là cơ chế phòng vệ tự nhiên cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang chiến đấu với tác nhân gây bệnh.
Tiêm phòng: Trẻ sơ sinh thường sẽ bị sốt mỗi khi tiêm phòng. Đây là hiện tượng bình thường chứng tỏ hệ miễn dịch đang hoạt động tốt.
Ủ ấm quá kỹ: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thời tiết và nhiệt độ xung quanh. Nhiều mẹ sợ con bị lạnh nên ủ ấm quá kỹ, khiến cơ thể trẻ không thể tự điều tiết thân nhiệt dẫn đến quá nóng.
Mọc răng: Hầu hết trẻ mọc răng đều gây sốt, nhưng sốt do mọc răng cũng thường là sốt nhẹ. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn 38 độ C có thể không phải là sốt do mọc răng.
Bệnh nguy hiểm: Sốt cũng có thể là một dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang gặp một số bệnh nguy hiểm như: Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Thông thường trẻ sẽ sốt cao kèm theo những triệu chứng khác như: Xuất huyết, rét run, co giật, khó thở, nôn, tím tái, ngủ li bì, vật vã hay thậm chí là hôn mê. Khi gặp tình trạng này phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện nếu không có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Khi nào cho trẻ sơ sinh dùng thuốc hạ sốt?
Không phải khi nào trẻ sơ sinh bị sốt điều cần đến thuốc hạ sốt. Nếu lạm dụng thuốc hạ sốt sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sau này. Khi trẻ bắt đầu của biểu hiện sốt nhẹ thì hãy áp dụng những cách mà Tuyền hướng dẫn bên trên. Mẹ bỉm chỉ sử dụng đến thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của trẻ từ 38,5 độ C trở lên và phải có sự cho phép của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh bị sốt có thể ra ngoài trời không?
Nhiều cha mẹ thấy con bị sốt dù nhẹ hay nặng cũng cho con ở nhà không cho bé ra ngoài. Nếu trẻ bị sốt nhẹ mà thấy trẻ vẫn bình thường, vui chơi và bú đều đặn. Thì cũng không nên quá khắt khe mà giữ trẻ trong nhà.
Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Trẻ sơ sinh bị sốt và đưa ngay đến bệnh viện kiểm tra nếu:
- Trẻ sơ sinh 1,2,3 tháng tuổi sốt từ 38 độ C trở lên.
- Trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi, sốt 38.5°C hay cao hơn
- Trẻ sơ sinh sốt cao kèm theo những biểu hiện: Khóc không dỗ được, vật vã, ngủ li bì khó đánh thức, phát ban, khó thở, bỏ bú, nôn ói, co giật, tím tái…
- Trẻ sơ sinh bị sốt nhưng dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả
- Trẻ sơ sinh sốt cao tái đi tái lại nhiều lần
- Trẻ sơ sinh sốt cao quá 3 ngày mà không giảm
Tạm kết
Qua bài viết 7 cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1,2,3,4,5,6 tháng tuổi tại nhà. Tuyền tin rằng bạn sẽ không còn cảm thấy quá lo lắng khi con trẻ bị sốt. Nắm được những mẹo hạ sốt trên, việc chăm sóc bé sẽ nhàn hơn.
Đừng lạm dụng thuốc Tây, không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị sốt là phải dùng đến thuốc. Trẻ sơ sinh rất dễ nhạy cảm, thuộc nhóm đối tượng hạn chế tối đa sử dụng thuốc Tây.
Mọi người hay tìm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi; Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi; Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi; Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi; Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi; Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi.
Tham khảo thêm:
- 5 Mẹo dân gian chữa sốt mọc răng đảm bảo thành công 99%
- Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh nhanh nhất tại nhà chỉ với 4 bước
- So sánh miếng dán hạ sốt và khăn lau hạ sốt loại nào tốt?
- Có nên dùng miếng dán hạ sốt? Tác hại của miếng dán hạ sốt cho bé
- Câu thần chú mọc răng không sốt và 3 mẹo mọc răng không sốt
- Lá húng chanh có tác dụng gì? 12 công dụng của rau tần dày lá