Bất dung nạp lactose là một vấn đề đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; khi bé không thể tiêu hóa lactose – một loại đường tự nhiên có trong sữa và sản phẩm từ sữa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Vì vậy bé bị bất dung nạp lactose mẹ kiêng gì? Bé bị bất dung nạp lactose mẹ nên ăn gì?
Đây là 2 trong số những câu hỏi Tuyền nhận được nhiều nhất. Ngay bây giờ cùng mình tìm hiểu những thực phẩm và chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị bất dung nạp lactose
Nguyên nhân bé bị bất dung nạp lactose là do cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ enzyme lactase để phân hủy lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Dẫn đến lactose không được tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ trong đường ruột, gây ra các triệu chứng khó chịu
Tiêu chảy, phân có mùi chua và tanh
Trẻ sơ sinh bị bất dung nạp lactose có thể sẽ thường xuyên bị tiêu chảy. Phân có dạng lỏng và thường có mùi hôi, do lactose không được tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ trong đường ruột.
Đây là triệu chứng phổ biến nhất và cũng là biểu hiện chính của bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy có thể xảy ra từ vài lần đến hàng chục lần mỗi ngày và có thể dẫn đến mất nước và dịch elecrolyt nghiêm trọng.
Khi quan sát mẹ bỉm sẽ cảm thấy phân trẻ có mùi chua và khá tanh, chủ yếu là nước. Vấn đề là do đường lactose không được hấp thụ nên bị đào thải ra đại tràng. Ở đại tràng lượng đường lactose dư thừa sẽ bị các vi sinh vật phân huỷ chuyển thành acid lactic khiến phân lỏng, sủi bọt, có mùi chua,…
Buồn nôn và nôn mửa
Trẻ sơ sinh bị bất dung nạp lactose có thể bị buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn hoặc uống sữa. Do việc tiêu hóa lactose không tốt nên có thể gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Các triệu chứng này thường không xảy ra thường xuyên ở trẻ.
Đầy hơi, đầy bụng
Trẻ sơ sinh bị bất dung nạp lactose thường bị đầy hơi và khí đầy bụng. Có thể là do khí đầy trong ruột do vi khuẩn phân hủy lactose tạo ra.
Đau bụng
Trẻ sơ sinh bị bất dung nạp lactose có thể bị đau bụng do khó tiêu hóa lactose. Dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc thường xuyên và khó ngủ.
Tiểu ít hoặc không tiểu
Nếu trẻ sơ sinh không được tiêu hóa lactose đầy đủ, đường hấp thụ chưa được bảo đảm; sẽ gây ra tình trạng thải nước qua đường ruột dẫn đến thể trạng suy dinh dưỡng và tiểu ít hoặc không tiểu.
Các triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi trẻ bú sữa mẹ. Ngoài ra còn một dấu hiệu dễ nhận biết khác là trẻ thường khóc nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ khóc nhiều do những tình trạng khó chịu và sự không thoải mái bên trên.
Bé bị bất dung nạp lactose mẹ cho con bú không?
Nếu bé bị bất dung nạp lactose, mẹ vẫn có thể cho con bú nhưng cần có các biện pháp hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe của bé. Vì trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Làm sao để giảm lượng đường trong sữa mẹ?
Khi trẻ bị bất dung nạp lactose câu hỏi đặt ra là làm sao để giảm lượng đường trong sữa mẹ?
Một trong những biện pháp giúp giảm lượng đường trong sữa mẹ là hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa đường và đồ uống có ga, đồ uống có chứa caffein hoặc các loại rượu. Điều này có thể giúp giảm lượng đường trong sữa mẹ và làm giảm các triệu chứng tiêu chảy của trẻ.
Ngoài ra, mẹ có thể tìm cách thay thế các loại thực phẩm và đồ uống chứa đường bằng các thực phẩm và đồ uống không đường hoặc ít đường hơn. Dưới đây là một số gợi ý của Tuyền:
- Nước lọc: Thay vì uống nước ngọt có ga hoặc nước ngọt có đường. Mẹ có thể uống nước lọc vừa tốt cho mẹ lẫn con và vừa tiết kiệm. Thêm nữa uống đủ nước sẽ giúp mẹ giảm lượng đường trong sữa mẹ. Đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể để giảm thiểu tình trạng tiêu chảy.
- Trà và cà phê không đường: Mẹ hãy chuyển dần từ việc uống trà và cà phê có đường bằng trà và cà phê không đường.
- Nước ép trái cây: Nước hoa quả tươi không chỉ là một thức uống ngon mà còn là một nguồn cung cấp vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe.
- Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho mẹ và giúp giảm lượng đường trong sữa mẹ.
Mẹ cần lưu ý rằng việc giảm lượng đường trong sữa mẹ không được thực hiện quá mức. Bởi vì đường là một nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Bé bị bất dung nạp lactose mẹ kiêng gì?
Bé bị bất dung nạp lactose là do thiếu hoặc không đủ enzyme lactase trong cơ thể để phân hủy đường lactose có trong sữa và các sản phẩm chứa lactose. Khi đó mẹ bỉm cần kiêng những thực phẩm có chứa lactose để tránh tình trạng con bị đau bụng, tiêu chảy và khó chịu… Các thực phẩm mà mẹ nên kiêng khi bé bị bất dung nạp lactose bao gồm:
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Bất dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose. Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, kem, phô mai, bơ có chứa nhiều lactose. Khi lactose không được tiêu hóa đúng cách, nó có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy.
Do đó, mẹ cần tránh sử dụng những sản phẩm này hoặc chuyển sang sử dụng các loại sữa không chứa lactose để cung cấp canxi và dinh dưỡng cho cơ thể.
Bé bị bất dung nạp lactose mẹ kiêng gì? – Trái cây chứa nhiều đường
Các loại trái cây cung cấp rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mẹ. Tuy nhiên khi con trẻ đang gặp vấn đề này thì mẹ bỉm nên hạn chế ăn quá nhiều trái cây; nhất là những loại trái cây có chứa nhiều đường.
Do đó, mẹ kiêng ăn hoa quả nhiều đường sẽ giảm bớt lượng đường trẻ tiêu thụ từ sữa mẹ; giúp giảm các triệu chứng khó chịu và khó tiêu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bé bị bất dung nạp lactose mẹ kiêng gì? – Bánh kẹo, đồ ngọt
Mẹ ăn quá nhiều đồ ngọt và bánh kẹo có thể làm tình trạng bất dung nạp lactose của bé trở nên nặng hơn. Khi mẹ ăn thức ăn chứa nhiều đường, lượng đường lactose trong sữa mẹ cũng sẽ tăng lên.
Lượng đường lactose trong sữa mẹ quá cao sẽ gây ra tình trạng quá tải đường lactose. Tăng nguy cơ các triệu chứng khó chịu cho bé do không tiêu hoá hết lactose. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hoá và đường ruột non nớt của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị bất dung nạp lactose thứ phát.
Bé bị bất dung nạp lactose mẹ kiêng gì? – Hải sản
Bé bị bất dung nạp lactose không liên quan trực tiếp đến việc mẹ ăn hải sản. Hải sản là nguồn cung cấp protein, omega-3 và các chất dinh dưỡng khác cho sữa mẹ. Tuy nhiên do trẻ bị bất dung nạp lactose nên đường ruột của trẻ đặc biệt nhạy cảm và dễ tổn thương.
Nếu mẹ ăn quá nhiều hải sản sẽ tăng nguy cơ dị ứng như: phát ban, ngứa, khó thở, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Khiến tình trạng của trẻ càng nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên mẹ bỉm không vì thế mà kiêng khem quá mức dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Mẹ nên ăn uống cân đối và tính toán lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Nếu cảm thấy thức ăn nào không phù hợp với trẻ thị hạn chế sử dụng.
Ngoài ra, mẹ nên tìm kiếm các loại thực phẩm không chứa lactose để thay thế và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Mẹ nên ăn gì khi con bị quá tải lactose?
Khi con bị quá tải lactose, điều quan trọng là mẹ cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa lactose để giảm bớt lượng lactose có trong sữa mẹ. Tiếp theo mẹ cần cân nhắc và lựa chọn các thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con.
Vậy mẹ nên ăn gì khi con bị quá tải lactose? Tuyền sẽ gợi ý một số thực phẩm mẹ nên ăn khi con bị quá tải lactose:
- Rau xanh: Rau xanh chứa ít lactose và nhiều chất xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Mẹ có thể ăn các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, bắp cải,…
- Thịt: Thịt là một nguồn cung cấp protein tốt và không chứa lactose. Mẹ có thể ăn các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà,…
- Các loại hạt: Các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, quả hạt điều, đậu phộng, đậu nành,… chứa ít lactose và nhiều chất xơ và protein.
- Sữa thực vật: Sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa dừa,… không chứa lactose và có thể là một lựa chọn thay thế cho sữa động vật.
- Trái cây tươi: Nhiều loại trái cây tươi như táo, chuối, dâu tây, kiwi,… chứa ít lactose và nhiều chất xơ và vitamin.
- Sữa chua: Sữa chua không chứa lactose và cũng là một nguồn cung cấp protein và chất xơ tốt cho mẹ.
Ngoài ra, nếu con bị quá tải lactose, mẹ nên uống nhiều nước để giảm các triệu chứng tiêu chảy và tránh việc mất nước cơ thể.
Cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh
Hiện tại, chưa có cách điều trị đặc hiệu bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để giảm triệu chứng và đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ như:
Sử dụng sữa công thức không lactose: Nếu bé bị bất dung nạp lactose, mẹ có thể chuyển sang dùng sữa công thức không chứa lactose; hoặc cho bé bú sữa mẹ thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.
Sử dụng men tiêu hóa: Một số loại men tiêu hóa có thể giúp phân hủy lactose trong thực phẩm và giảm triệu chứng cho bé. Tuy nhiên, việc sử dụng men tiêu hóa cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ: Phần này Tuyền đã nói quá cụ thể ở trên rồi
Sử dụng thực phẩm hỗ trợ: Trong các sản phẩm dành riêng cho bé bị bất dung nạp lactose thì Easycol Baby được nhiều bà mẹ đón nhận nhiệt tình. Easycol Baby giúp bổ sung enzyme lactase ngoại sinh giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt men lactase trong cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Enzym lactase có tác dụng phân cắt, chuyển hóa đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm: Review Easycol Baby có tốt không, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Tạm kết
Bé bị bất dung nạp lactose mẹ kiêng gì? Mẹ nên ăn gì khi con bị quá tải lactose? Đến đây chắc bạn đã hiểu và phần nào an tâm rồi phải không?
Bất dung nạp lactose ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên với những kiến thức mà tuyền chia sẻ, mẹ vẫn có thể cho bé bú mẹ một cách an toàn và đảm bảo dinh dưỡng. Chúc bé nhà mình khỏe mạnh, vui vẻ và mau lớn nhé.
Bài viết tham khảo
- 7 Cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian hiệu quả tức thì
- Review cốm vi sinh Momby Fib giá bao nhiêu? Có tốt không?
- Review cốm trí Não G-Brain có tốt không, giá bao nhiêu?
- Review ngũ cốc dinh dưỡng Beone có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Review dầu ăn dặm bổ não Mămmy có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Review Siro Cá Mập giá bao nhiêu, bán ở đâu, có tốt không?
- Review sữa non tổ yến Godilac Grow có tốt không, giá bao nhiêu?
- Review cốm trí não Nobenkid có tốt không, giá bao nhiêu?
- Review Siro baby plus Có Tốt Không, Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu?
- Review Lineabon K2+D3 cho trẻ sơ sinh có tốt không? Của nước nào?